Khi điện thoại phát nổ đây là những điều bạn cần làm

Dập lửa: Thường khi gặp bất cứ thứ gì phát hỏa, bản năng con người sẽ tìm cách dập cho bằng được đống lửa ấy. Tuy nhiên với pin Lithium Ion thì việc làm này lại càng khiến bạn gặp phải những hệ lụy khác.
Thuộc lòng bí kíp sau đây để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi gặp sự cố điện thoại cháy nổ.

Galaxy Note7 phát nổ, rồi iPhone cũng bốc cháy, trong những tình thế nguy cấp này bạn sẽ xử lý ra sao? Hãy thuộc lòng bí kíp sau đây để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi gặp sự cố này nhé:

NÊN

Tránh xa: “Điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là đứng lùi ra xa và cứ để điện thoại bốc cháy, bạn chẳng thể dừng được khi lửa đã bắt đầu bùng lên rồi đâu”, Jeff Dahn, giáo sư vật lý trường Đại học Dalhousie (Canada) kiêm nhân viên phụ trách mảng công nghệ pin cho tập đoàn Tesla cho biết. “Trong khói này có chứa khí độc nên tốt nhất bạn không nên hít phải chúng”.
https-2f-2fblueprint-api-production-s3-amazonaws-com-2fuploads-2fcard-2fimage-2f245099-2fap-116484621346-1476412852907
Tốt nhất hãy tránh xa điện thoại đang bốc cháy và đừng cố tìm cách dập nó, bạn có thể khiến sự việc tồi tệ hơn.
Không chỉ Jeff Dahn, kỹ sư điện tử John Drengenberg cũng có quan điểm tương tự. Vị giám đốc mảng an toàn tiêu dùng tại phòng thí nghiệm Underwriters, vốn là nơi để kiểm tra các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong nhà của bạn cho biết: “Tốt nhất bạn đừng nên để bản thân hít phải khói này và hãy gọi ngay lực lượng cứu hỏa để được hỗ trợ. Hơn nữa, khí độc này sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai, người già và trẻ nhỏ”.

KHÔNG NÊN

Dập lửa: Thường khi gặp bất cứ thứ gì phát hỏa, bản năng con người sẽ tìm cách dập cho bằng được đống lửa ấy. Tuy nhiên với pin Lithium Ion thì việc làm này lại càng khiến bạn gặp phải những hệ lụy khác.

“Tốt nhất bạn hãy tìm cách đẩy điện thoại vào trong một xô cát”, Dahn cho biết. Tuy nhiên ai lại có sẵn một xô cát như thế? Vì thế tốt nhất vẫn là tránh xa ra khi nó đang cháy.

Lấy xẻng và cho điện thoại vào xô cát là một trong số ít biện pháp nên dùng để dập lửa, nhưng không phải ai lúc nào cũng có sẵn xô cát bên cạnh.
Drengenberg cũng khuyến cáo người dùng không nên dùng nước hoặc bình chữa cháy để dập đám cháy, bởi hành động này có thể khiến phản ứng hóa học bên trong pin càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, ông cũng khuyên không nên dùng bất cứ vật liệu nào khác để dập tắt điện thoại đang cháy.

“Điện thoại đang cháy cũng giống như trái lựu đạn vậy, nếu bạn ép quá, hậu quả sẽ rất khủng khiếp”, Drengenberg cảnh báo. “Điều bạn có thể làm duy nhất lúc này là tránh xa nó ra”.

Cầm lên: “Bạn sẽ không muốn nhấc điện thoại đang bốc cháy lên đâu, bởi nó sẽ khiến bạn bị bỏng hóa chất đấy!”. Tuy nhiên nếu bạn buộc phải cầm điện thoại lên vì lý do nào đó, hãy bảo đảm rằng tay mình đang đeo găng chống cháy và nên trang bị khẩu trang chống độc để tránh hít phải hóa chất độc hại.

Nên đeo khẩu trang hoặc mặt nạ chống độc khi xử lý điện thoại đang bốc cháy.
Nhưng nhỡ cầm lên rồi thì đem bỏ ở đâu?: “Nên lưu ý rằng khi cầm điện thoại đang bốc cháy, đừng để chúng lại gần các vật dụng dễ cháy. Tốt nhất hãy đặt nó lên mặt phẳng nào không bắt lửa, hoặc có thể dùng xẻng nhấc nó lên và bỏ vào một thùng kim loại”, Drengenberg chia sẻ thêm.

Tất nhiên, không phải bất kì thiết bị điện thoại nào cũng có nguy cơ xảy ra cháy nổ. “Hiện trên thế giới có khoảng 3,5 đến 4 tỉ pin Lithium Ion đang hoạt động, tuy nhiên số lượng pin này bị lỗi là rất ít, cụ thể cứ 10 triệu pin thì mới có 1 viên bị lỗi”, Drengenberg cho biết. Nhưng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh không bao giờ là thừa cả. Nếu điện thoại của bạn hay bị nóng và lo ngại rằng một ngày nào đó nó sẽ bốc hỏa, hãy đọc ngay những mẹo này để giúp thiết bị luôn mát mẻ hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *